Trời nồm là gì? Phải làm sao để chăm sóc nhà cửa khi trời nồm ẩm?

Troi Nom Am La Gi

Trời nồm là hiện tượng thời tiết khá phổ biến ở các tỉnh thành miền Bắc. Thế nhưng, đó là hiện tượng gì và vì sao mọi người lại ghét đến thế? Để biết hơn về chúng và những cách chăm sóc nhà cửa khi trời nồm, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Giải thích hiện tượng nồm ẩm ở miền Bắc nước ta

Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng của các tỉnh phía đông Bắc Bộ, xảy ra khi độ ẩm không khí đạt mức trên 90%. Lúc này, xung quanh nhà ở sẽ có những dấu hiệu cảnh báo như đọng sương trên bề mặt tường, nền nhà, đồ nội thất… Nguyên nhân là do hơi ẩm trong không khí rất cao, làm cho nước bị ngưng tụ và đọng lại trên mọi bề mặt mà nó có thể bám vào. Chính vì vậy, trời nồm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của con người.

Trời nồm vào tháng mấy?

Trời nồm thường bắt đầu vào tháng 2 cho đến hết tháng 4. Thời gian nồm cũng diễn ra khác nhau chứ không cố định vào thời điểm nào cả. Có đợt kéo dài khoảng vài ngày nhưng có đợt sẽ kéo dài đến cả tuần trời. Thông thường, vào khoảng tháng 2, sẽ có khoảng 4 – 5 đợt trời nồm với độ dài ngắn khác nhau.

Tùy thuộc vào mức chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và nhiệt độ không khí, mức độ nồm sẽ thay đổi khác nhau, nhiệt độ chênh lệch càng lớn thì hiện tượng nồm lại càng nhiều và ngược lại.

Trời nồm ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống thường ngày?

Ảnh hưởng đến nhà cửa

Khi trời nồm, nhà cửa thường bị ẩm ướt hoặc có khi còn bị thấm nước và chảy nước “róc rách”, nhất là các khu vực nền nhà, cầu thang, cửa kính… Bạn có thể cảm nhận rõ sự ướt át và trơn trượt của nhà ở trong thời gian này.

Nếu nhà của bạn không có thiết kế chống thấm và chống ẩm tốt, trời nồm sẽ khiến tường nhà bị ẩm mốc hoặc nặng hơn là phá vỡ sự kết dính của vữa, sơn… khiến cho vi khuẩn và nấm mốc có điều kiện hình thành và phát triển “rầm rộ” hơn. Chính vì vậy, khi phát hiện bạn cần học cách xử lý tường ẩm mốc ngay để không gây hậu quả khó chịu trên.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Thời tiết khó chịu vào mùa nồm có thể gây ra nhiều căn bệnh như khớp, tim, ho, đau đầu và những căn bệnh mãn tính của người cao tuổi. Thời tiết lạnh và ẩm thấp ảnh hưởng đến sự bài tiết mồ hôi, khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi, đau nhức và ngột ngạt.

Độ ẩm tăng còn khiến cho các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phổi ở trẻ em tăng nhanh hơn bình thường. Thêm vào đó, hơi nước đọng lại trên đồ nội thất và các dụng cụ nhà bếp. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ còn có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng ngộ độc thực phẩm, bệnh ngoài da hay dị ứng cấp.

Bên cạnh đó, thời tiết này cũng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng được phát triển rộng rãi hơn. Hơn nữa, vào mùa nồm, giặt đồ sẽ khó khô nên bạn sẽ dễ gặp tình huống quần áo bị bốc mùi khó chịu và xuất hiện các vết mốc trong tủ quần áo. Nền nhà ẩm ướt sẽ dễ gây trơn trượt, nhất là với trẻ em và người cao tuổi. Bạn nên có những cách phòng bệnh cũng như ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra trong mùa nồm để bảo vệ sức khỏe của mình và cả gia đình nhé.

Trời nồm là gì? Phải làm sao để chăm sóc nhà cửa khi trời nồm ẩm?

Những cách khắc phục nhà cửa bị ẩm ướt khi trời nồm

Trời nồm khá “khó chịu” nhưng không phải là không có cách khắc phục, bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc nhà cửa sau đây:

1. Bật điều hòa về chế độ khô để hạn chế độ ẩm

Nếu như gia đình bạn có lắp máy điều hòa 2 chiều, hãy điều chỉnh về chế độ khô. Khi bật sang chế độ khô, máy điều hòa sẽ hút ẩm và làm không khí lưu thông đều trong căn nhà bạn. Đây là cách làm phổ biến và khá hiệu quả, nó còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn nữa đấy.

2. Chuẩn bị vật liệu hút ẩm

Thông thường, người ta sẽ chuẩn bị rất nhiều khăn và giẻ lau để thấm bớt “mồ hôi” của ngôi nhà trong mùa nồm. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ khăn và giẻ lau, bạn hãy chuẩn bị một chậu than củi và đặt nó ở gầm ghế, gầm giường… để hỗ trợ cho việc hút ẩm không khí nhé. Việc này sẽ hạn chế hơi nước thấm vào nệm, sofa,… Như vậy khi bạn giặt nệm hay giặt sofa sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn, cũng như hạn chế vết ố vàng xuất hiện trên vật dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt vài tờ báo tại các cánh cửa, bồn rửa, thảm lau… để hỗ trợ hút ẩm trong thời gian ngắn. Đây là cách “chữa cháy” khá hiệu quả khi bạn thiếu thốn giẻ lau trong mùa nồm kéo dài hơn dự tính.

3. Dùng máy hút ẩm khi trời nồm

Trên thị trường đã có nhiều loại máy hút ẩm để giải quyết những vấn đề do trời nồm gây ra. Nếu như có điều kiện, bạn nên mua máy hút ẩm để sử dụng, nó sẽ giúp ngôi nhà của bạn luôn được khô ráo và thông thoáng hơn.

4. Khử mùi không khí

Trời nồm kéo theo việc không khí bị lạnh, ẩm và có mùi khó chịu, bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng đèn xông tinh dầu. Các mùi hương dễ chịu như cam chanh, sả, tràm trà, quế, thảo mộc… sẽ giúp không khí được “lọc sạch” và mang lại cho bạn cảm giác ấm áp, thư giãn hơn.

5. Đốt nến thơm

Nến thơm cũng là một giải pháp tốt để bạn chăm sóc ngôi nhà mình trong những ngày nồm ẩm. Nến thơm có mùi dễ chịu tương tự như tinh dầu, ngoài ra, ánh nến và hơi ấm từ nến sẽ mang lại không gian lãng mạn và ấm áp cho cả gia đình trong những buổi tối quây quần đấy.

6. Trời nồm nên đóng cửa lại

Nhiều người thường mắc những sai lầm như bật quạt, mở cửa nhà cho thông thoáng vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp hơi nước bay ra bên ngoài và nền nhà bớt “chảy nước”. Tuy nhiên, sự thật lại ngược lại. Theo đó, việc bạn nên làm phải là đóng hết các cửa nhà lại, che chắn và bịt kín các lỗ thông gió sẽ hạn chế sự trao đổi khí ẩm với môi trường bên ngoài. Từ đó, giúp hạn chế hiện tượng nền nhà bị ngưng tụ và đọng hơi nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *